Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

FIBONACI


Fibonacci trong phân tích kỹ thuật
16/07/2014 07:40:28
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch.
Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này.
Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618.
Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập

FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.
Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF
Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%)
Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.
Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu ích.
Các mức này được vẽ từ điểm thấp nhất tới một điểm cao nhất trong xu hướng tăng lên trước đó. Các mức thoái lui sẽ xuất hiện và cho bạn biết rõ tỉ lệ của từng mức. Chúng ta hãy xem 1 ví dụ cụ thể khi thị trường đang trong xu hướng đi lên.
Đây là chart H1 của cặp tiền USD/JPY. Chúng ta vẽ mức Fibonacci Thoái lui bằng cách click
từ điểm giá thấp nhất 110.78 vào ngày 07/12/05 và kéo đến đỉnh giá cao nhất tại 112.27 ngày 07/13/05. Sau đó chúng ta sẽ thấy các mức Fibonacci sẽ được tính toán và vẽ ra. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm 111.92 (0.236), 111.70 (0.382), 111.52 (0.500) và 111.35 (0.618).
Bây giờ chúng ta sẽ mong muốn tỉ giá USD/JPY sẽ thoái lui chạm 1 trong các mức hỗ trợ , và nhà đầu tư sẽ có thể đặt lệnh BUY tại những mức cản này để chờ giá sau khi chạm mức hỗ trợ sẽ tiếp tục đi lên.
fibonacci-retracement-1
Bây giờ chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra . Tỉ giá lùi ngược lại, qua khỏi mức 0.236 và tiếp tục qua mức 0.382 nhưng không có nến nào đóng cửa dưới mức 0.382. Sau đó, thị trường tiếp tục đi lên. Có thể thấy rõ ràng là BUY tại mức 0.382 là một quyết định vào lệnh tốt.
fibonacci-retracement-2
Bây giờ chúng ta xem nếu thị trường đang trong xu hướng xuống thì chúng ta có thể sử dụng Fibonacci Thoái lui như thế nào. Hình minh họa là biểu đồ H1 (1 giờ) của cặp tiền EUR/USD. Như bạn thấy, đỉnh giá cao nhất tại 1.3278 vào ngày 02/28/05 và đáy thấp nhất giá 1.3169. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm có 1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500). 1.3211 (0.382), và 1.3195 (0.236). Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá lui về các mức fibonacci và vào lệnh SELL , họ mong đợi giá sẽ tiếp tục xuống sau khi chạm vào các mức kháng cự này.
fibonacci-retracement-downtrend
Bây giờ hãy xem giá đi về đâu nhé. Quả là một ngày tươi đẹp. Tỉ giá dường như đã phục hồi nhưng chỉ chớm mức 0.500 và nến đóng cửa dưới mức cản 0.500 này. Ở nến tiếp theo, bạn có thể thấy xu hướng xuống được tiếp diễn. Bạn cũng có thể SELL thêm tại mức 0.382
fibonacci-retracement-downtrend-after
Sau đây là 1 ví dụ khác. Hình minh họa sử dụng biểu đồ H1 GBP/USD. Chúng ta có đỉnh giá tại 1.7438 vào ngày 07/26/05 và đáy giá tại 1.7336 vào ngày tiếp theo. Các mức Fibonacci được vẽ ra là 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào biểu đồ, dường như giá đã cố gắng phá mức 0.500 vài lần, nhưng cuối cùng không thành công. Như vậy đặt 1 lệnh SELL tại mức 0.500 liệu có phải là một quyết định đúng ?
fibonacci-false-retracement-before
Nếu bạn vào lệnh SELL tại đây, bạn đã bị lỗ !. Nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Giá thấp nhất lúc nãy dường như là đáy của xu hướng xuống vừa rồi và sau đó thị trường đã phục hồi , đi lên vượt trên cả mức giá đỉnh cao cũ.
fibonacci-false-retracement-after
Qua những ví dụ trên, có thể thấy khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, Fibonacci Thoái lui sẽ cho chúng ta biết những mức ủng hộ (support), cũng như khi thị trường trong xu hướng xuống, Fibonacci Thoái lui sẽ cho biết những mức kháng cự (resistance) . Và như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể tìm thấy những vị trí để đặt lệnh. Không có cách nào để biết chắc chắn trước mức Fibonacci Thoái lui nào dẽ trở thành mức ủng hộ / kháng cự. Có vẻ như mức 0.236 là một mức ủng hộ / kháng cự yếu, trong khi những mức còn lại thì trở thành mức ủng hộ / kháng cự thường xuyên hơn. Dù các biểu đồ trên cho thấy thị trường thường hay lùi về mức 0.382 thì cũng không có nghĩa là giá sẽ luôn đổi hướng mỗi khi chạm mức này. Có lúc giá chạm mức 0.500 rồi đổi chiều, cũng có khi chạm mức 0.618 rồi mới đổi chiều. Và cũng rất đáng tiếc là có những trường hợp giá hoàn toàn bỏ qua những gì mà Fibonacci Thoái lui tính toán. Hãy luôn nhớ rằng, thị trường không phải lúc nào cũng chạm mức Fibonacci thoái lui sau đó quay lại xu hướng cũ.
Việc đặt Stop loss cũng là cà 1 vấn đề. Dường như vị trí tốt để đặt Stop loss là dưới điểm thấp của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi lên và đặt trên điếm cao của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ nếu bạn chấp nhận có thể lỗ một khoảng như vậy thì nếu lời bạn phải có lời bao nhiêu là xứng đáng. Người ta thường gọi tỉ lệ này là tỉ lệ phần thưởng / rủi ro.
Trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về money management - quản lý tiền và risk control - quản lý rủi ro cũng như bạn nên giao dịch với tỉ lệ phần thưởng / rủi ro như thế nào là hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét