Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

CHỈ SỐ TRADER CẦN BIẾT

  

Phân tích cơ bản áp dụng cho nghiên cứu thị trường ngoại hối, nghiên cứu về kính tế thế giới, yếu tố tài chính và chính trị, mối quan hệ và ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ. Như vậy sẽ có thể hiểu biết điều gì ảnh hưởng đến biểu đồ. Phân tích kỹ thuật là thống kê của thị trường. Điêm khác biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, là phân tích cơ bản dựa trên tình hình thống kê các chỉ số kính tế từng vùng và chính trị.
Thay đổi kính tế, bầu cử chính trị, điều tiết của cơ quan tài chính, các thảm họa thiên nhiên – tất cả các yếu tổ này có thể anh hưởng đên tỉ giá ngoại tệ. Nêú một trong các yếu tố này khó lường trước, thì các yếu tố khác có thể lường trước được. Ngày và giờ phát biều các chỉ số đã có trước. Có lịch kính tế có các những thông tin và chỉ số quan trọng. Như vậy nếu phân tích và dự đoán các chỉ số thì có thể dự đoán được xu hướng chuyển động tỉ giá ngoại tệ sau này, và kiếm được lợi nhuận.Đừng phân tích chi tiết quá. Bạn có thể bị nguy cơ quá tải các thông tin. Đến cả các chuyên nghiệp cũng bị vào trường hợp này và không thể suy đoán được xu hướng.
Trong các thông số kinh tế vĩ mô, thì có thể phân loại ra các chỉ số quan trọng nhất cho chuyển động của tỉ giá ngoại tệ:

Lãi suất. (Interest rate)

Không có chỉ số kinh tế nào và tài chính để theo dõi chuyển động tỉ giá ngoại tệ quan trọng như lãi suất. 
Trước hết phải hiểu lãi suất là dụng cụ để tác động đến nền kinh tế quốc gia của ngân hàng trung ương. Lãi suất ngắn hạn thể hiện lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại. Nếu trong trường hợp phát hiện lạm phát lên cao, thì ngân hàng trung ương tùy thuộc vào chính sách, sẽ cố tác động vào ngoại tệ quốc gia, bằng cách thay đổi lãi suất. Nếu ra quyết định hạ lạm phát, thì ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất. Như vậy sẽ làm hạ được số tiền lưu động trên thị trường và sẽ giảm được lạm phát. Nếu quyết định tăng số lượng tiền lưu động trong thị trường thì sẽ có quyết định hạ lãi suất. Nếu chênh lệch lãi suất ngoại tệ quốc gia với quốc gia khác (chênh lệch lãi suất), thì điều này sẽ tạo ra nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài mua ngoại tệ trong nước và gửi lãi suất cao. Nói kiểu khác thì lãi suất cao sẽ làm đồng tiền đấy có nhu cầu cao để đầu tư ở thì trường quốc tế, và như thế ngoại tệ trong nước sẽ có nhu cầu cao và sẽ lên giá.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP)

GNP (Gross National Product) – là giá trị tất cả các dịch vụ và hàng hóa được sản suất ở trong nước trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Cập nhật thông tin mới về GDP được ra hàng quý. Đấy là một trong những chỉ số quan trọng nhất, mà có thể đánh giá nền kinh tế của quốc gia. Khi dự đoán và chỉ số thực khác nhau nhiều thì tỉ giá có thể chuyển động mạnh. Tăng trưởng GDP thể hiện nền kinh tế quốc giá mạnh lên và sẽ dãn đến việc tăng giá ngoại tệ quốc gia.

Nonfarm payrolls (NFP)

Số lượng việc làm mới, không nằm trong lĩnh vực nông nghiệp trong tháng.
Chỉ số này được cơ quan theo doi thất nhiệp đưa ra hàng tháng và thể hiện xu hướng nhân sự kinh tế Mỹ. 
Payroll – là chỉ số lương được trả cho công nhân. Chỉ này bao gồm hơn 500 ngành ( sản xuât, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ, bất động sản, tài chính, bảo hiểm và v.v.) chọn từ 40000 công ty và được gọi establishment employment ( việc làm có tổ chức) Trong chỉ số có bao gồm ước tính 50 ngàn công việc tại nhà. Công việc tự tổ chức – household employment. Nonfarm payrolls – chỉ số rất quan trọng, thể hiện thay đổi nhân sự trong nước. Tăng trưởng chỉ số này sẽ giảm thất nghiệp và sẽ tăng giá đồng USD. Nhiều người còn goi “ chỉ sổ làm giao động thị trường”. Có một quy luột cho thấy là tăng chỉ số này 200.000 một tháng sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP lên 3.0%. Chỉ số thường ra và thứ 6 đầu tiên của tháng vào lúc 8.30 EST (New-York).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Thể hiện mức giá trong từng nhóm hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian ( tháng, 3 tháng, năm). Được tạo để so sánh giá cả của giỏ tiêu dùng và dịch vụ với hiện tại và giá của tháng trước hoặc năm trước. Trong giỏ thường là 44.0% là hàng hóa và 56.0% dịch vụ. Chỉ số này là chỉ số lạm phát sớm. Được coi là chỉ số tốt nhất để tính giá chỉ tiêu cho mức sống. Tăng trưởng chỉ số này thường đẫn đến tăng lãi suất trong nước, và sẽ dẫn đến tăng giá ngoại tệ quốc gia. Chỉ số này có thể tạo lên sóng mạnh trên thị trường FOREX, trong những lúc ra tin, tỉ giá ngoại tệ có thể thay đổi 50-100 điểm trong 1 phút.

Chỉ số giá công nghiệp (PPI)

Thể hiện thay đổi giá của giỏ với những hàng hóa công nghiệp. Chỉ số PPI bao gồm tất cả các giai đoạn từ: nguyên liệu, giai đoạn trung gian, thành phẩm, cũng như tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, khai thác mỏ và nông nghiệp. Khi tính PPI không bao gồm giá hàng nhập khẩu và dịch vụ liên quan đên nhập khẩu. Chuyển động chỉ số thường đi trước chỉ số CPI, và các nhà chuyên gia thường hay dùng để đoán lạm phát trong tương lai.

Chỉ số giá lao động (Employment cost index)

Thể hiện thay đổi tiền lương và lương thất nghiệp. Là chỉ số quan trọng thể hiện lạm phát trong kinh tế. Chỉ số này được FED quan sát rất nghiêm và Ngân hàng trung ương khi quyết định thay đổi chiến lược tiền tệ. Tác động tỉ số này không nhiều đến FOREX. Nếu đang trông chờ tăng lãi suất thì tăng trưởng chỉ số này sẽ làm tăng ngoại tệ lên. Thường chỉ số ECI dùng để dự đoán trong trung hạn và dài hạn.

Đơn đặt hàng dùng lâu (Durable goods orders)

Chỉ số thông báo đơn đặt hàng cho những mặt hàng dùng lâu, mặt hàng dùng trên 3 năm – đồ gỗ, ô tô và v.v. Đơn đặt hàng chia ra làm 4 loại: Kim loại (Primary metals), cơ khí, thiết bị điện và giao thông vận tải. DGO là chỉ số tiên tiến tại vì nhiều nhà máy phải lên kế hoạch sản xuất dựa trên đơn đặt hàng, tiêu cực DGO dẫn đến suy kém sản suất và ngược lại. Hàng dùng lâu có giá thành cao nên tăng trưởng đơn đặt hàng thể hiện người tiêu dùng sẵn sàng tiêu tiền. Thế nên tăng trưởng chỉ số này dẫn đến tăng trưởng tỉ giá ngoại tệ cuốc gia và ngược lại. Chỉ số Durable Goods Orders thường được đăng tin vào đầu tuần thứ 4 hàng tháng. Theo giờ New-York, 8.30.

Số lượng ăn lương thất nhiệp (Jobless Claims)

Chỉ số cho thấy thay đổi người nhận lương thất nghiệp trong tuần. Dựa trên thay đổi chỉ số trung bình trong 4 tuần có thể tính lượng người thất nghiệp trong nước. Suy giảm ổn định chỉ số này thể hiện sự cải tiến trong kinh tế và hỗ trợ đồng đô la. Chỉ số ở mức trên 500 000 thể hiện vấn đề trong thị trường lao động. Giữa chỉ số Jobless Claims và Nonfarm payrolls có liên quan ngược. Khi Jobless Claims tăng thì có thể thấy Nonfarm payrolls giảm. Chỉ số được đăng hàng tuần vào thứ 5 lúc 8.30 EST (New-York).

Cán cân thanh toán (Balance of payments)

Thống kê thể hiện chuyển động của tiền tệ vào và ra khỏi quốc gia. Nếu số tiền vào nước nhiều hơn số tiền ra khỏi nước thì được gọi active, nếu ít hơn thì gọi passive. Dữ liệu cân bằng cán cân là một trong những bài toán cho nền kinh tế vĩ mô quốc gia. 
Nếu thống kê tốt thì sẽ tạo cơ hội cho tiền quốc gia có giá và ngược lại.

Năng suất (Productivity)

Chỉ số thể hiện số lượng mặt hàng sản xuất bởi một người trong khoảng thời gian. Là chỉ số quan trọng để đánh giá nền kinh tế. Phải lưu ý là chỉ số này có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ, khi biểu tình hoặc thảm họa thiên niên thì số người làm ở nhà máy sẽ giảm, và năng suất lao động sẽ tăng. Tăng trưởng chỉ số này là dấu hiểu tốt cho kinh tế và dẫn đến tăng giá đồng đô la.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ( Industrial Production Index)

Thể hiện trạng thái của ngành công nghiệp. Sản suất và khải thác, viễn thông và nhưng không tính xây dựng. Là một trong những chỉ số chính phản ánh tình trạng của nền kinh tế quốc gia. Tăng chỉ số sẽ làm tăng giá trị tiền tệ cuốc gia.

Cán cân thương mại (Trade Balance)

Tỷ lệ giữa tổng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu tổng giá hàng hoá xuất khẩu vượt quá giá nhập khẩu, cán cân thương mại đang gọi là active (thặng dư), nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu - passive (thiếu hụt). Nếu cán cân active thì có nghĩa là kinh tế đang phát triển và sẽ làm tăng giá ngoại tệ cuốc gia.

Thất nghiệp (Unemployment rate)

Cho thấy tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp với tổng số lao động. Là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng "động cơ của thị trường". Dữ liệu việc làm rất khó dự đoán, và giá trị thực thường xuyên mâu thuẫn với dự đoán và gây ra sự điều chỉnh ngay lập tức. Thất nghiệp gia tăng (giảm việc làm), thường đi kèm với sự mất giá của tiền tệ. Thường xuất bản hàng tháng, đồng thời với «Nonfarm payrolls».

Giá cả nhập khẩu (Import prices)

Chỉ số này phản ánh những thay đổi trong giá nhập khẩu so với tháng trước và là một chỉ số về lạm phát. Khi tính giá cả của mặt hàng và dịch vụ nhập khẩu, thì thống kê này thể hiện sự thay đổi giá mặt hàng và cho thấy đánh giá chung về lạm phát. Tăng trưởng chỉ số này thường dẫn đến việc tăng lãi suất và tăng giá trị đồng đô la.

Giá xuất khẩu (Export prices)

Chỉ số này thể hiện thay đổi hàng tháng trong chuyển động giá xuất khẩu và đồng thời là chỉ số lạm phát. Nếu thị trường chờ việc tăng lãi suất thì tăng trưởng chỉ số này sẽ dẫn đến việc tăng giá đồng đô la. Chỉ số ra mùng 10 hàng tháng với chỉ số Import Prices.

Thây đổi khối lượng buôn bán lẻ (Retail Sales)

Thể hiện khối lượng buôn bán lẻ. Một trong những chỉ số quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, tại vì nền kinh tế Mỹ dựa trên tiêu dùng. Chỉ số chia làm 2 nhóm: “Bán ô tô” và “Bán các thứ khác”.

Giấy phép xây dựng (giấy phép xây dựng)

Chỉ số này cho thấy số lượng điều chỉnh theo mùa của giấy phép xây dựng nhà mới. Rất nhạy cảm với những thay đổi trong tỷ lệ lãi suất chuẩn, tại vì việc xây dựng cần vay vốn ngân hàng. Thống kê về xây dựng hàng đầu cho thị trường nhà ở và liên quan trực tiếp đến thu nhập của dân. Sự gia tăng trong khối lượng xây dựng cho thấy việc cải thiện phúc lợi và phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Sự tăng trưởng chỉ số này làm tăng giá ngoại tệ cuốc gia.
 CBOE GOLD INDEX :    Đây là chỉ số chứng khoán của Top 10 Công ty liên quan lớn ảnh hưởng tới giá vàng tại Mĩ, theo như lý thuyết intermarket và Business cyle thì giá hàng hóa luôn chuyển động theo sau giá chứng khoán,các trader professinal thường căn cứ vào đó để xem mình có nên quyết định đầu tư không, Nếu giá vàng tăng mà Index giảm thì tức là vàng đang có vấn đề ,thị trường đang phản ứng một cách thái quá. Hãy cẩn thận!

 CME gruop Put/call ratio: 

   Đây là chỉ số dựa trên các bản hợp đồng Put Call trên sàn  CME gruop, có thể nói đây là công cụ đánh giá tâm lí rất tốt giúp chúng ta biết được nhu cầu thực tế buy sell của các tay giao dịch cỡ lớn qua từng ngày

 COT data: 

   Bản báo cáo thường xuyên theo từng tuần của các sàn lớn gửi cho cơ quan chính phủ,trong đó có đề cập đến các bản hợp đồng buy sell của các quỹ đầu tư lớn những con các mập của thị trường
Cboe Gold ETF volatily: 
    Chỉ số index đánh giá giao động của các quỹ ETF vào thị trường,như đã biết trong thị trường tồn tãi các quỹ lớn đầu tư và chi phối thị trường,chứng chỉ ETF giúp họ làm điều đó,họ được mua với giả rẻ hơn chúng ta như vậy với một số tiền nhỏ họ có thể mua được nhiều hơn các cá nhân đầu tư mua trực tiếp từ sàn,vì vậy ta cần phải chú ý đến động thái của ETF, và CBOE Gold ETF volatily là một công cụ hoàn hảo 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét